Bí thư Sóc Sơn: Biệt thự ca sĩ Mỹ Linh thuộc diện nhà tạm, không phải xin phép

Trả lời về sai phạm tại biệt thự ca sĩ Mỹ Linh, ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) cho hay, nhà này thuộc diện không phải xin phép xây dựng vì kết cấu khung thép làm vách thuộc diện nhà tạm chứ không phải nhà kiên cố.

bt

Theo Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, biệt thự ca sĩ Mỹ Linh là công trình nhà tạm, không phải xin phép.

Liên quan đến vụ việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn xây biệt thự gây bức xúc dư luận thời gian qua, ngày 19/11 tại buổi tiếp xúc cử tri ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn đã có trao đổi trả lời báo chí xung quanh vấn đề này. Đặc biệt là những sai phạm liên quan đến biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh (gọi tắt là biệt thự ca sĩ Mỹ Linh).

Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết, khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc năm 2006 thì các công trình đó (gồm biệt thự ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương) đã được xây dựng và hoàn thiện và khi hoàn thiện rồi thì thẩm quyền xử lý lại không phải nằm ở cấp huyện.

NativeAd from Google

“Trong sổ hiện nay, nhà ca sỹ Mỹ Linh được cho xây dựng 400m2 làm nhà và 200m2 trồng cây ăn quả, còn lại 11.600m2 vẫn là đất rừng. Nhưng hiện nay đã xây dựng hơn 500m2. Nhưng nhà này thuộc diện không phải xin phép xây dựng, vì kết cấu khung thép làm vách thuộc diện nhà tạm chứ không phải nhà kiên cố.

Theo tờ Dân trí, về trường hợp Việt phủ Thành Chương, ông Phương cho rằng: "Có thể nói sau khi có phủ Thành Chương nhiều người mới biết đến rừng Sóc Sơn. Và ngay cả bây giờ, hàng ngày các đoàn khách quốc tế vẫn đến tham quan phủ Thành Chương, nghe giới thiệu về văn hóa Việt cổ.

Huyện Sóc Sơn cũng đang xem xét để đưa ra kiến nghị với trường hợp như phủ Thành Chương. Thực ra bây giờ phá dỡ những cái đó là lãng phí, bởi đây không phải là đất rừng, mà đất nông nghiệp. Nhưng nếu như nhận được sự chỉ đạo từ TP về việc xử lý phủ Thành Chương, huyện vẫn sẽ chấp hành đầy đủ.

Bây giờ chỉ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất của phủ Thành Chương thôi, nếu làm được như vậy thì tốt. Tôi cũng hi vọng là làm được. Bản thân tôi cũng là người lên đó đầu tiên. Thời điểm đầu, đất đai ở đây hoang hóa, chính ông ấy vun vén mới được như ngày nay".

Theo ông Phương, đối với 18 công trình vi phạm trong diện cưỡng chế tại Minh Phú, huyện đang vận động các hộ tự giác tháo dỡ. “Khi có lệnh cưỡng chế, đã có 3 hộ tự tháo dỡ. Tuy nhiên, sau đó một số hộ đã có đơn gửi các cơ quan chức năng cho rằng, đang thanh tra mà huyện lại cưỡng chế, vì thế huyện phải chờ ý kiến chính thức từ UBND TP chỉ đạo dỡ hay không dỡ. Còn theo quan điểm của lãnh đạo huyện thì cần phải dỡ.

biet-thu-ca-si-my-linh-thuoc-dien-nha-tam-khong-phai-xin-phep

Hàng loạt biệt thự, công trình mọc giữa đất rừng Sóc Sơn.

Đối với 27 công trình vi phạm tại xã Minh Trí, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho hay: Trong số này có 22 công trình nằm trong đất rừng. “Tuy nhiên, trong 22 công trình thì chủ yếu nằm trong đất khai hoang của thôn Minh Tân, đất đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 400m2 được xây dựng nhà ở và 200m2 được trồng cây ăn quả.

Theo đó, muốn xử lý được các công trình này thì cần phải có sự phân định rất rõ ràng về mặt pháp lý. Hiện, huyện Sóc Sơn đang làm việc với đoàn thanh tra để tiến hành xử lý đối các công trình này”, ông Phương nói.

Cũng theo Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn:“Khi huyện vào cuộc thì cũng không nhận được điện thoại gây áp lực, can thiệp gì vì thực tế, nhiều người cũng biết phải, trái. Mà điều quan trọng khi cưỡng chế thì hồ sơ pháp lý phải đầy đủ, phải chứng minh được rằng khu vực họ đang làm là vi phạm, nếu không chúng tôi sẽ bị kiện ngược lại”.

Ông Phương cũng khẳng định quan điểm là phải xử lý nghiêm các cán bộ dính sai phạm chứ không nương tay với trường hợp nào kể cả những trường hợp đã nghỉ hưu.

Liên quan đến việc xẻ thịt đất rừng phòng hộ xây biệt thự, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 14/11 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: "TP sẽ công bố công khai kết luận thanh tra trước Tết và nêu rõ trách nhiệm cá nhân tập thể liên quan".

Theo tintucvietnam.vn